Mâm trái cây nói chung và mâm ngũ quả ngày tết nói riêng là một trong những nét đặc trưng của văn hóa của người Việt. Và nó thể hiện ý nghĩa rất quan trọng cũng như mang ý nghĩa tâm linh. Tùy vào các vùng miền sẽ có những loại quả khác nhau và mỗi loại quả đều có ý nghĩa riêng biệt. Vậy cách bày mâm ngũ quả ngày tết như nào hợp và chuẩn chỉnh. Hãy cùng Lê Trần tìm hiểu qua bài biết dưới đây để biết thêm thông tin.
Xem thêm
Mâm ngũ quả là gì
“Ngũ quả” là gì
“Ngũ” theo chữ nho là 5, biểu tượng của sự sống như Ngũ phúc. Đối với lễ cúng, ngũ quả chỉ sự tập trung đầy đủ các loại trái cây trong đất trời. Cư dân vùng nông nghiệp, ngũ cốc sẽ được coi trọng nhiều hơn ngũ quả. Trong sách Chiêm thư, người ta sẽ nhìn ngũ quả để dự đoán được/mất mùa vụ lương thực trong năm. Lâu dần, sự xác tín biến thành tập tục, “ngũ quả” tượng trưng cho sự cầu thị được mùa của người dân.
Ý nghĩa mâm ngũ quả
5 loại trái cây khác nhau thường có trong các dịp lễ. Đặc biệt là những ngày lễ Tết truyền thống của Việt Nam thường đặt trên bàn thờ hoặc bàn tiếp khách. Các loại trái cây bày lên thể hiện nguyện ước của chủ nhà thông qua tên gọi, màu sắc và cách sắp xếp. Mâm ngũ quả ngày nay đã thay đổi nhiều so với trước. Mang ý nghĩa trang trí cho không gian ngày Tết nhiều hơn là ý nghĩa tâm linh. Trong đạo phật, chuẩn bị trái cây dưới hình thức 5 màu sắc khác nhau. 5 màu sẽ tượng trưng cho ngũ căn: Tín, Tấn, Niệm, Định và Huệ. Ngoài ta, chọn 5 thứ quả theo quan niệm người xưa là ngũ hành ứng với mệnh con người. Số lẻ tượng trưng cho sự phát triển và sinh sôi tốt.

Ý nghĩa của những loại hoa quả
Theo quan niệm của người Việt, các loại hoa quả đều mang theo một ý nghĩa riêng biệt của nó. Khi cúng mọi người sẽ lựa chọn theo mong muốn của bản thân, và cụ thể như sau:
- Cam, quýt: Thể hiện cho sự thành đạt.
- Bưởi: Mong muốn được an khang, thịnh vượng.
- Lê: Vị ngọt thanh, ngụ ý cầu mong mọi việc trơn tru, suôn sẻ.
- Lựu: Nhiều hạt, cầu mong cho con đàn cháu đống.
- Chuối: Con cháu sum vầy, quây quần, đầm ấm, hứng lấy may mắn, bao bọc và chở che.
- Phật thủ: Bàn tay Phật che chở gia đình.
- Quả lê/ dưa lê: Tượng trưng sự thành đạt, thăng tiến trong cuộc sống.
- Đào: Thể hiện sự thăng tiến.
- Táo: Thể hiện cho phú quý, giàu sang.
- Thanh long : Rồng mây hội tụ, cầu mong phát tài phát lộc.
- Dưa hấu: Màu đỏ, căng tròn, mát lành, ngọt ngào và may mắn.
- Quả trứng gà: Lộc trời cho.
- Sung: Thể hiện cho sự sung mãn, sức khỏe và tiền bạc.
- Đu đủ: Thịnh vượng, đủ đầy.
- Xoài (Miền nam hoặc trung là dùng từ “xài”): Cầu mong cho việc tiêu xài không thiếu thốn.
>>>Xem thêm: Bài khấn lễ gia tiên ngày cưới chuẩn nhất và mâm cúng cần những gì
Hướng dẫn cách bày mâm ngũ quả ngày tết theo 3 miền
Cách bày mâm ngũ quả ngày tết miền Bắc đơn giản
Mâm ngũ quả của người miền Bắc gồm các loại như: Chuối, bưởi (phật thủ), đào, hồng, cam, quất, táo, lựu… Nải chuối hay quả phật thủ biểu trưng cho sự bao bọc của Trời, Phật. Bưởi hoặc cam mang ý cầu phúc lộc, biểu tượng của sự trọn vẹn. Quả quất và táo thể hiện sự sung túc, giàu sang. Cầu xin sự thăng tiến và thành đạt được gửi gắm trong các quả đào, hồng. Bên cạnh đó, cầu mong cho gia đình sum vầy, đông đúc qua quả lựu đặt trong mâm.
Theo cách sắp xếp truyền thống ở miền Bắc, đầu tiên nải chuối sẽ được đặt ở vị trí dưới cùng. Bưởi/ phật thủ có màu vàng, đặt ở giữa nải chuối. Còn những loại quả có kích thước nhỏ hơn, có thể được bày xung quanh sao cho hợp lý. Đây là cách sắp xếp hài hòa, đẹp mắt nhất dựa theo phong thuỷ. Bởi phong thuỷ đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống tinh thần của người Á Đông.

Cách bày mâm ngũ quả ngày tết miền Trung chuẩn chỉnh
Đối với mâm ngũ quả ở miền Trung rất đa dạng nhưng cách bài trí trí khá đơn giản. Bao gồm các loại trái cây đặc trưng như sau: Chuối, bưởi, mãng cầu, dứa, xoài, sung, dưa hấu, nho, táo, cam…
Cách bày mâm ngũ quả của người miền Trung cũng có hình thức tương tự như ngoài miền Bắc. Các loại quả to và nặng dùng làm bệ đỡ cho những quả nhỏ hơn. Tiếp đến là những quả nhỏ hơn chèn xen kẽ xung quanh để lấp đầy các chỗ trống. Ngoài ra, có nhiều gia đình còn dùng hoa cúc vàng để trang trí thêm cho mâm ngũ quả.
Mâm ngũ quả ngày tết miền Nam
Khác với 2 miền còn lại, trên mâm ngũ quả ngày tết miền Nam mọi người không dùng chuối hoặc cam quýt. Mà trên mâm trai cây sẽ chịu ảnh hưởng bởi cách đọc hay tên gọi. Ví dụ, người miền Nam cho rằng từ “Chuối” phát âm giống “Chúi” có nghĩa là đi xuống, không ngẩng đầu lên được. Vì vậy mang ý nghĩa làm ăn không suôn sẻ, khó mà phát triển. Tương tự, cam và quýt sẽ giống câu “quýt làm cam chịu”, và điều này thường là điều không hay.
Vì thế các loại quả nên mâm sẽ có các tên gọi cho sự ước muốn của gia chủ. Chẳng hạn như “Cầu vừa đủ xài sung”, bao gồm các loại: Mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung… Điều này thể hiện mong ước về sự sung túc, đủ đầy trong năm mới.

Các loại hoa quả không nên để trên mâm cúng
Loại có vị cay, đắng
Trong cách bày mâm ngũ quả ngày tết cần tránh các loại có vị cay, đắng hoặc quá chua. Với quan niệm cho rằng, “trần sao âm vậy”, dâng lên Thần linh, Chư Phật, Gia tiên những thứ quả quá đắng cay. Sẽ làm cho các Ngài cũng không thụ hưởng được. Vì vậy bạn cần lưu ý về những điều này để tránh làm ảnh hưởng đến vấn đề tâm linh này.
Loại có gai nhọn
Các loại có gai nhọn như: Mít, sầu riêng… không nên trưng trong mâm ngũ quả. Quan niệm gai của các loại quả này sẽ khiến cho các Chư Thần không hài lòng. Bày quả này thì cả năm sẽ chông gai, trắc trở trong mọi việc như cuộc sống, công việc và gia đình.

Loại quả chín nẫu
Trên bàn thờ hương nhang lúc nào cũng có, vì thế nhiệt độ sẽ cao hơn so với lúc bình thường. Điều này làm cho các loại quả gần chín sẽ chín nhanh hơn và dẫn đến tình trạng hỏng. Trái cây quá chín dễ thu hút các loại ruồi, muỗi và bồ hóng, làm cho trái cây nặng mùi hơn. Từ đó bàn thờ không còn sạch đẹp như ban đầu.
Loại quả có mùi hắc, nồng
Bàn thờ linh vị là nơi thiêng liêng, các loại hương nhang giúp cho mùi thơm lan tỏa khắp phòng. Hương dịu nhẹ không chỉ tốt cho không gian mà còn thể hiện cho sự tôn trọng với các vị Thần linh, Gia tiên. Nên tránh các loại có mùi nặng như sầu riêng hoặc mít. Và chọn những loại có mùi hương nhẹ nhàng, thoang thoảng.
Loại quả mọc sát đất
Loại quả nằm ở gần đất như cà chua, me, dứa cũng ít được dùng. Vì quan niệm cho rằng gần đất sẽ không được sạch. Nhưng ở miền Nam mọi người hay dùng dưa hấu để cúng, điều này tùy thuộc vào vùng miền.
Hoa quả giả
Kể cả có thời gian hay không có thời gian, bạn không nên dùng các loại hoa quả giả để cúng bái. Điều này thể hiện hành động không tôn trọng với các vị Thần và tổ tiên ông bà của mình. Đồng thời đối với phong thủy cũng là điều không tốt.

Một số lưu ý khi mua hoa quả cúng
- Trái cây khi cúng cần đạt yêu cầu về độ tươi và màu sắc. Không dùng các loại đã héo hoặc quá chín. Điều này mang năng lượng xấu, không nên có.
- Hình thù của trái cây tròn trịa, đều đặn, vỏ mịn và trơn láng. Chúng sẽ mang lại năng lượng tốt, suôn sẻ, thuận lợi.
- Người miền Nam thường dùng cặp dưa hấu có dán chữ “Phúc” và “Lộc”. Cầu mong cho anh lành và tài lộc đến với nhà.
- Không nên rửa trái cây qua nước trước khi bày biện mâm ngũ quả. Điều này làm chúng nhanh bị héo hoặc hư nếu có chỗ đọng nước.
Kết luận
Trên đây Lê Trần đã hướng dẫn bạn các thông tin về cách bày mâm ngũ quả ngày tết. Hy vọng bạn đã biết cách bày biện mâm ngũ quả như nào hợp lý cho mình. Và biết được ý nghĩa của các loại như nào. Nếu bạn có thắc mắc hoặc đóng góp ý kiến hãy liên hệ qua hotline: 0964640440 – 0332999779.
>>>Xem thêm: Lễ cúng đổ móng nhà đơn giản nhất nhưng chuẩn nghi thức với 3 bước