Mâm cúng đất cần chuẩn bị những lễ vật gì và ngày giờ cúng chuẩn

Cúng đất đai là một truyền thống của người Việt qua bao đời nay. Mặc dù không phải là lễ cúng đòi hỏi những lễ vật quá cầu kỳ. Nhưng đây lại là dịp có ý nghĩa tương đối quan trọng. Việc chuẩn bị chu tất mâm cúng đất vào dịp cuối năm đã và đang được sự quan tâm của rất nhiều người. Nhưng cũng có một số điều mà nhiều người chưa hiểu rõ, sau đây Lê Trần sẽ cung cấp thông tin cho bạn đọc để hình dung hơn.

Ý nghĩa của mâm cúng đất

Theo tín ngưỡng châu Á

Theo tín ngưỡng Châu Á, Thổ Công là một trong những vị thần quan trọng nhất trong gia đình. Đó là lý do khi sắp xếp bát hương thờ trong nhà, đứng từ ngoài nhìn vào sẽ theo thứ tự: Bát hương thờ Thổ Công ở giữa, bên trái thờ bà Cô Tổ và bên phải là thờ Gia Tiên. Điều này có thể thấy ở các nước như Trung, Nhật, Việt Nam,…

Theo quan niệm của người Việt

Theo quan niệm của ông cha ta, mâm cúng đất đai vào dịp cuối năm và đầu năm là một cách thể hiện sự thành kính, lòng tin đối với Thổ Công. Đồng thời, để báo cáo những việc gia chủ đã làm trong năm vừa qua. Và cầu mong thần linh phù hộ sức khỏe, tài lộc và may mắn. Bên cạnh đó, các vong linh, cô hồn sẽ không quấy phá, mang tai họa đến cho chủ nhà.

Mâm Cúng đất
Cúng đất cầu mong may mắn

Ý nghĩa mâm cúng đất đai cuối năm

Mâm cúng tạ đất vào dịp cuối năm ngày 30 Tết là một nghi thức đánh dấu kết thúc năm cũ và chuẩn bị bước sang năm mới. Với ý nghĩa tri ân chư vị Thổ Thần đã phù hộ cho mình đã có một năm bình an, mọi việc yên ổn. Bên cạnh đó, là sự cầu mong các vị Thần linh phù hộ cho gia đình được may mắn, hạnh phúc, thuận lợi trong năm mới. 

Ý nghĩa mâm cúng đất đai đầu năm

Bên cạnh lễ cúng cuối năm là lễ cúng đầu năm, cũng không kém phần quan trọng và mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Mâm cúng thể hiện lòng thành kính của gia chủ đối với  các thị thần cai quản đất đai. Thông qua lễ này, con cháu cũng dâng lên ông bà, tổ tiên để cảm tạ và nhớ ơn nuôi dưỡng. Thể nét đẹp uống nước nhớ nguồn trong văn hóa của người Việt Nam từ bao đời nay.

>>>Xem thêm: Có nên cúng xe máy mới mua và những lưu ý khi thực hiện cúng

Ngày giờ nào cúng đất là hợp lý

Theo văn hóa phong tục của người Việt Nam, cúng đất đai thổ địa cuối năm sẽ thực hiện vào 23 tháng Chạp. Dịp này trùng với dịp cúng ông Công Ông táo nên mọi người có thể kết hợp làm chung một lễ. Khi bước sang đầu năm mới, có thể tổ chức lễ vào mùng 3 Tết. 

Riêng đối với những dịp cúng triển khai công trình có liên quan đến việc xây nhà, đào giếng,… Lúc này gia chủ nên tìm hiểu, tham khảo những người am hiểu về phong thủy, dịch lý. Để tính toán ngày giờ và hướng cúng hợp mệnh, hợp tuổi.. Sau khi lễ cúng được hoàn thành, mọi người trong gia đình sẽ chuẩn bị lễ cúng giao thừa để tiễn đưa năm cũ.

Thời gian cúng là vào các giờ tốt trong ngày, không nên cúng giờ khắc với tuổi của gia chủ. Các bạn có thể tham khảo trên các trang mạng khác để tìm hiểu rõ hơn. Thông thường sẽ chọn giờ theo nguyên tắc “Tam hợp- Tứ xung”

Mâm Cúng đất đầu Năm
Chọn ngày giờ theo ngũ hành

Mâm cúng đất đai gồm những gì

Các lễ vật cần chuẩn bị

  • Bộ Ngũ phương gồm: 5 ngựa (đỏ, xanh, vàng, tím, trắng); 5 bộ mũ áo và cờ kiếm. 
  • Bộ Thần linh Thổ Địa gồm: Ông ngựa đỏ, mũ, áo, cờ, kiếm và tiền vàng mã. 
  • Bộ cúng Gia tiên: Cây vàng hoa đỏ, vàng ngũ phương, 50 lễ vàng. 

Các món mặn trên mâm cúng đất

Cũng khá giống nhiều mâm cúng khác, món mặn cần có trên mâm cúng đất như sau

  • Đĩa ngũ quả tươi
  • Hoa tươi, màu rực rỡ
  • Gà trống luộc nguyên con hoặc heo quay
  • Rượu trắng. 
  • 5 lon bia. 
  • 5 lon nước ngọt. 
  • 1 chai rượu 
  • Bình trà 
  • 1 chai nước lọc 
  • 1 hũ gạo
  • 1 hũ muối. 
  • Nến và hương nhang

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ lễ vật như trên, gia chủ có thể tiến hành lễ cúng. Nếu không có gì bất trắc, lễ cúng tạ đất sẽ được thực hiện ở ngoài trời. Nhưng đối với những gia đình ở căn hộ, chung cư hoặc không có sân, vẫn có thể cúng bái trong nhà. Bởi theo các chuyên gia lễ cúng không cần quá câu nệ, tấm lòng của gia chủ mới là điều quan trọng. 

Món mặn trên mâm cúng
Món mặn trên mâm cúng

Trình tự tiến hành lễ cúng

Trình tự của một buổi lễ cúng diễn ra với các bước như sau:

  • Sắp xếp lễ vật lên bàn cúng
  • Người cúng thắp hương, vái lạy 3 lần
  • Đọc văn khấn một cách trang nghiêm
  • Chắp tay vái lạy 3 lần
  • Đợi đến hương gần tàn, mang vàng mã đi đốt và hạ lễ để thụ lộc

Bài cúng mâm đất đai chuẩn nhất

Nam Mô A Di Đà Phật! (Lặp lại 3 lần)

Kính lạy Thổ địa chính thần, các Chư vị cai quản xứ này và Thánh Thần Chư Phật.

Hôm nay, nhân ngày lành tháng tốt, ngày…..tháng…..năm……(âm lịch). Tín chủ con là:…………. Hiện sống tại…………………..

Hôm nay chúng con thành tâm sắm sửa lễ vật, hương hoa trình bày lên các vị Thần và thổ Công đang cai quản vùng này. Gia đình chúng con có duyên nên được an cư lạc nghiệp nơi này. Xin đội ơn các ngài đã che chở, ban ân cho nơi này được phong thủy yên lành, mạch vượng, bốn mùa không hạn ách. Trong ngoài ấm êm, toàn gia không đau ốm, khỏe mạnh.

Cầu xin các ngài chứng giám cho lòng thành của chúng con. Thụ hưởng lễ vật và làm nên ăn ra, vạn sự như ý, an khang thịnh vượng, mọi chuyện suôn sẻ. Đồng thời tiền tài thăng tiến, thuận lợi, nhà cao cửa rộng.

Cẩn cáo!

Nam Mô A Di Đà Phật! (Lặp lại 3 lần)

Nghi thức vái lạy
Nghi thức vái lạy

Cần lưu ý gì khi cúng tạ đất

Cúng bái là một điều rất thiêng liêng và là chuyện tâm linh của nhiều người. Chính vì vậy, trong khi làm lễ cúng đất đai, gia chủ cần lưu ý một số việc như sau. Để mọi chuyện được thuận lợi, tránh những sai sót ảnh hưởng sau này: 

  • Chuẩn bị lễ vật đầy đủ, nên nhớ phải ghi ra giấy cho khỏi quên. Nếu thấy đồ cúng đã hỏng, nên thay bằng đồ mới. Không nên cúng đồ hư, kém và không được đẹp.
  • Gia chủ cần tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc chỉnh tề, lịch sự. Nhằm bày tỏ lòng thành kính với ông bà, tổ tiên và các vị thần linh.
  • Đối với bài khấn, nhiều người không thuộc sẽ đọc trên giấy hoặc điện thoại thì không nên đặt dưới đất. Tốt nhất nên để trên chiếc kệ để thoải mái và thể hiện lòng thành kính với các vị thần.
  • Lễ cúng cần phải là người trong nhà thực hiện và người lớn tuổi và thường là nam giới. Như vậy mọi ước nguyện, tạ ơn của gia đình mới có thể thành hiện thực.
  • Đọc văn khấn thành kính, với cái tâm và sự thành tâm. Không nên cầu những điều không đúng.

Kết luận

Trên đây là tất cả những thông tin cần biết về mâm cúng đất mà Lê Trần đã tổng hợp. Hy vọng bạn đọc đã hiểu rõ hơn về ý nghĩa của lễ cúng này. Từ đó lưu giữ một nét đẹp trong văn hóa thờ cúng của người Việt chúng ta.  Nếu bạn muốn góp ý kiến hãy liên hệ qua hotline sau: 0964640440 – 0332999779.

>>>Xem thêm: Cúng nhà mới đơn giản và chuẩn nhất cho mọi người

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x